Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Keo Lôm

TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ĐỐI VỚI LỚP 1 NĂM HỌC 2020 – 2021

Thứ năm - 27/05/2021 08:10
TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA          THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018  ĐỐI VỚI LỚP 1  NĂM HỌC 2020 – 2021
       Thực hiện công văn số 376/PGDĐT-CMTH của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Về việc Tổng kết triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Trường PTDTBT Tiểu học Keo Lôm đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhà trường xin báo cáo kết quả thực hiện bước đầu như sau:
I. Đặc điểm tình hình.
1. Đặc điểm tình hình:
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên ngành Giáo dục chính thức triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Nhà trường có 88 học sinh khối lớp 1 được chia thành 4 lớp. Trong đó có 3 lớp ở trung tâm gồm 66 học sinh và 1 lớp ở điểm bản Trung Xua 19 học sinh.
Các em đều là người dân tộc sống trên địa bàn xã Keo Lôm. Điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, hộ nghèo và cận  nghèo chiếm tỉ lệ cao.
2. Thuận lợi, khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và chính quyền địa phương.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đảm bảo cho việc thực hiện chương trình.
- Đã làm tốt công tác tuyên truyền tới chính quyền địa phương cũng như người dân từng bản (11 điểm bản) về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.
- 58/88 học sinh của khối 1 là học sinh bán trú, 19 học sinh ở điểm bản Trung Xua được hưởng dự án nuôi em.
- Mỗi học sinh lớp 1 đã được trang cấp 1 bộ sách học sinh, đồ dùng học tập môn Tiếng Việt và môn Toán.
- Nhà trường đã lựa chọn được đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn để tham gia giảng dạy lớp 1.
b. Khó khăn:
- 100% học sinh được tuyển vào lớp 1 của trường là học sinh dân tộc (Hmông, Thái), điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo, một số điểm bản xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn (Huổi Hoa, Háng Lia), nhiều phụ huynh còn phó mặc việc học tập của con em mình cho giáo viên. Hầu hết các em đến trường đều ngại giao tiếp, rụt rè và nói được rất ít tiếng phổ thông.
- Đội ngũ giáo viên tuy đã được tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tập huấn sử dụng sách giáo khoa nhưng bước đầu cũng còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi thực hiện chương trình.
- Trang thiết bị dùng cho dạy học còn thiếu (máy chiếu, đồ dùng dạy học).
II. Chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.
1. Công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1.
a. Thành lập ban chỉ đạo, ban hành Kế hoạch, xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm, huy động các nguồn lực hợp pháp thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.
Ngay từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư Ban hành Chương trình GDPT nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình GDPT 2018, xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định, triển khai đầy đủ các văn bản của Bộ, Sở, Phòng tới toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên và phụ huynh học sinh trên địa bàn.
b. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn.
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông nhà trường cũng đã ra quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn SGK lớp 1 theo đúng các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành.
2. Chuẩn bị về đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1.
a. Rà soát, tuyển dụng bổ sung, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ
thông 2018 cấp tiểu học năm học 2020 - 2021.
- Nhà trường đã lựa chọn được đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (5 giáo viên văn hóa và 3 giáo viên dạy chuyên Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục).
        b. Đào tạo bồi dưỡng (thường xuyên, tổ chức tập huấn...) đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học, đặc biệt đối với giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021.
- 100% cán bộ quản lí, giáo viên dạy lớp 1 của trường được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021.
3. Chuẩn bị về cơ sở vật chất thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1.
a. Cơ sở vật chất trường, lớp (phòng học và phòng chức năng, công trình phụ trợ).
- Có đủ phòng học đảm bảo cho việc dạy và học theo quy định.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục trong việc mua sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương, học bạ cho học sinh, cụ thể:
+ 1 học sinh/ 1 bộ (88 em), Tài liệu giáo dục địa phương 1 học sinh/quyển.
b. Thiết bị dạy học theo quy định (thiết bị, đồ dùng dạy học,...).
- Đã được trang cấp thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu cho giáo viên và học sinh lớp 1.
4. Chuẩn bị về sách giáo khoa thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.
a. Tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Thông tư số 01/2020/TT- BGDĐT ngày 20/1/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức cho giáo viên lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo đúng quy định (Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống với các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật; Bộ sách Cánh diều với các môn: Âm nhac, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm).
b. Tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 1.
- 100% giáo viên dạy lớp 1 của trường được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa, cách khai thác sách mềm vào giảng dạy, kĩ thuật, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Đủ điều kiện dạy lớp 1 theo Thông tư 32 của Bộ Giáo dục.
- 100% giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chuyên đề cấp cụm, cấp huyện và trường tổ chức để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho giáo viên.
5. Tổ chức dạy học tích hợp tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Đã thực hiện nghiêm túc việc dạy lồng ghép nội dung giáo dục địa phương với môn Hoạt động trải nghiệm từ tuần 24 đến tuần 34.
III. Kết quả thực hiện.
1. Thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.
a. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, nội dung đáp ứng yêu cầu cần đạt theo chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 tại đơn vị.
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo cho các giáo viên lớp 1 xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và được ban giám hiệu phê duyệt.
- Trong quá trình triển khai thực hiện đã thường xuyên trao đổi, thảo luận  cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để giải quyết chỉ đạo kịp thời.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch theo hướng mở, linh hoạt, đảm bảo phân bố hợp lí giữa các nội dung giáo dục.
- Thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày.
b. Tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Giáo viên trong tổ khối 1 đã tích cực nghiên cứu thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Tham gia tập huấn Thông tư 27/2020 ngày 04/09/2020 của Bộ Giáo dục Quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư 28/2020/BGD & ĐT Ban hành điều lệ trường tiểu học. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, theo chuyên đề, thường xuyên,…cho đội ngũ giáo viên. Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện dạy lồng ghép Chương trình giáo dục địa phương theo hướng dẫn của Sở và Phòng giáo dục đào tạo.
c. Thực hiện đánh giá, khen thưởng học sinh tiểu học
- Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu đánh giá, khen thưởng học sinh theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT- BGDĐT - GDTH ngày 4/9/2020 ngay từ đầu năm học và áp dụng vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và hiện nay giáo viên đã và đang thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
- Nhà trường đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cho giáo viên sử dụng hồ sơ giáo án điện tử để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách và dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
d. Thực hiện đổi mới quản trị nhà trường trong tổ chức triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường; đảm bảo tính thống nhất giữa Chương trình lớp 1 và kế hoạch dạy học các lớp theo chương trình hiện hành. Đảm bảo tỷ lệ 1,0 phòng học/lớp; không gian trường, lớp được quan tâm vệ sinh, trang trí sạch đẹp, hấp dẫn, trường đã được trang cấp đầy đủ bộ thiết bị tối thiểu môn Toán, Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 phù hợp với thực tế của đơn vị. 100% cán bộ quản lý, giáo viên lớp 1 hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nền nếp dạy học đã dần ổn định, tạo được sự chủ động, tự tin trong học tập cho học sinh lớp l đối với các môn học, hoạt động giáo dục. Tuy bước đầu gặp một vài khó khăn nhưng chương trình GDPT mới đã giúp học sinh và giáo viên năng động, sáng tạo hơn.
2. Kết quả đạt được khi triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa đối với học sinh lớp 1.
- Khi học chương trình này thì học sinh được đọc trơn tương đối tốt, đọc được đoạn văn dài, bước đầu biết trả lời câu hỏi theo nội dung bài học, đã biết viết 1 - 2 câu văn theo chủ đề của môn Tiếng Việt.  So với năm học trước các em học sinh năm nay được đọc nhiều hơn, đọc văn bản dài hơn độ khó của các văn bản tăng dần theo từng giai đoạn của năm học, từ đó tránh tình trạng đọc vẹt, ngoài ra các em được tìm hiểu nội dung văn bản, qua đó sau khi học xong chương trình lớp 1 các em đã hiểu được ý nghĩa câu, từ, đoạn văn.
- Tuy nhiên vở Tập viết còn thiết kế chưa khoa học nên việc viết của học sinh còn ít, nhất là viết chữ hoa, viết câu văn dài nên nhiều em chữ viết còn chưa đẹp.
- Với môn Toán thì học sinh được phát triển và rèn kĩ năng tư duy toán học song một số bài Toán quá khó đối với việc nhận thức của học sinh dân tộc.
- Thông qua các hoạt động, các em được hình thành các phẩm chất và năng lực phù hợp đáp ứng theo chuẩn chương trình. HS nói được nhiều hơn, nói thành câu, dạn dĩ, biết hợp tác khi làm việc nhóm. Ngoài ra, HS còn có nhiều cơ hội tham gia hoạt động nhóm, tự khám phá nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của GV nên giờ học luôn hào hứng, thú vị hơn.
3. Đánh giá chung
a. Tồn tại, hạn chế:
- Việc thực hiện xã hội hóa giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy và học còn gặp nhiều khó khăn do kinh tế của người dân còn nghèo (70% học sinh trong lớp là con hộ nghèo, hộ cận nghèo).
- Chất lượng học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực song bện cạnh đó vẫn còn học sinh đọc, viết chậm, tính toán chưa nhanh (1em).
- Các lớp chưa được đầu tư máy chiếu, tivi, âm thanh để hỗ trợ giảng dạy tương tác của giáo viên.
- Việc nghiên cứu tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn tại công văn 1315 còn gặp khó khăn về thời gian, cách đánh giá và vận dụng trong thực tiễn một cách hiệu quả.
- Việc giảng dạy giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và sách thiết kế các môn học.
- Việc khai thác bài dạy điện tử, hành trang số còn hạn chế, chưa thường xuyên do các lớp không có máy chiếu.
- Một số nội dung chưa phù hợp với học sinh dân tộc nên giáo viên gặp khó khăn trong việc thay đổi ngữ liệu sách.
b. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:
* Nguyên nhân:
- Do là năm đầu tiên thực hiện nên còn lúng túng trong cách triển khai và tổ chức thực hiện.
- Do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc xã hội hóa giáo dục.
- Với 100% học sinh là học sinh dân tộc thiểu số nên việc tiếp cận thông tin trong sách giáo khoa, giao tiếp bằng Tiếng Việt, thực hiện các yêu cầu trong sách còn hạn chế.
* Bài học kinh nghiệm:
- Cần nghiên cứu sâu sắc các văn bản chỉ đạo của các cấp và triển khai đầy đủ kịp thời, hiệu quả.
- Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tập huấn, học tập, bồi dưỡng thường xuyên, sử dung các trang mạng để phục vụ cho việc dạy và học của cán bộ quản lí và giáo viên.
- Nâng cao khả năng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
IV. Kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.
- Tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 trong năm học 2021 - 2022. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 phải tiếp tục học tập, nghiên cứu chương trình để đưa ra các giải pháp thực hiện tốt hơn.
- Làm tốt công tác tuyên truyền tới người dân để mọi người hiểu và nhận biết về chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Tham mưu với lãnh đạo xã về việc tổ chức tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục trong thực hiện chương trình.
V. Đề xuất, kiến nghị.
- Nên bố trí thời gian tập huấn sử dụng sách giáo khoa dài hơn để giáo viên có thể nắm bắt một cách chi tiết và đầy đủ hơn.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thêm chuyên đề cho các môn Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên xã hội, Đạo đức.
- Cung cấp thiết bị, đồ dùng dạy học kịp thời, đặc biệt là máy chiếu.
 - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp cụm, cấp huyện để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi.
Sau đây là một số hình ảnh :
21
image1
image3

Tác giả bài viết: Nguyễn Hoài

Nguồn tin: Trường PTDTBT TH KEO LÔM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1
1A2
1A3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay127
  • Tháng hiện tại1,199
  • Tổng lượt truy cập291,373
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính