SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
- Thứ năm - 17/10/2024 21:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này

1. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh.
Giáo viên tổ khối 5 đã cùng nhau thiết kế tổ chức các hoạt động dạy học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh). Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,…có ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một các có hiệu quả.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại nhà trường; tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, đẩy mạnh sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy.
Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2024, tổ khối 5 đã họp tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học của môn Tiếng Việt, với sự tham dự của BGH và tất cả giáo viên trong nhà trường. Tổ khối 5 đã tiến hành dạy thực nghiệm môn Tiếng Việt. Người thực hiện là đồng chí Nguyễn Thị Hằng.
2. Toàn trường tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:
+ Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp
+ Tổ chức hoạt động học cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động, quá trình học tập của học sinh.
+ Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; không khí lớp học,...
Việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không chỉ đảm bảo cho mọi học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, giáo viên còn có thể chú ý đến khả năng, trình độ của từng học sinh. Giáo viên cũng thay đổi cách đánh giá học sinh, lúc nào cũng trong tâm thế điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó, giúp giáo viên rèn giũa, củng cố kỹ năng quan sát và hiểu học sinh của mình hơn, dần chuyển đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
Giáo viên tổ khối 5 đã cùng nhau thiết kế tổ chức các hoạt động dạy học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh). Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,…có ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một các có hiệu quả.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại nhà trường; tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, đẩy mạnh sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy.
Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2024, tổ khối 5 đã họp tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học của môn Tiếng Việt, với sự tham dự của BGH và tất cả giáo viên trong nhà trường. Tổ khối 5 đã tiến hành dạy thực nghiệm môn Tiếng Việt. Người thực hiện là đồng chí Nguyễn Thị Hằng.

2. Toàn trường tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:
+ Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp
+ Tổ chức hoạt động học cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động, quá trình học tập của học sinh.
+ Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; không khí lớp học,...
Việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không chỉ đảm bảo cho mọi học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, giáo viên còn có thể chú ý đến khả năng, trình độ của từng học sinh. Giáo viên cũng thay đổi cách đánh giá học sinh, lúc nào cũng trong tâm thế điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó, giúp giáo viên rèn giũa, củng cố kỹ năng quan sát và hiểu học sinh của mình hơn, dần chuyển đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.

